Trong
báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch & Đầu tư số vốn đăng kí thành lập doanh
nghiệp địa ốc đạt 45.584 tỉ đồng, tăng 407% so với cùng kì.
Theo
Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong quý I/2016, cả nước có thêm 23.767 doanh nghiệp
thành lập mới với số vốn đăng ký 186.013 tỷ đồng, tăng 24,8% về số doanh nghiệp
và 67,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
Tỷ
trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 34% so
với cùng kỳ.
Hầu
hết các ngành, lĩnh vực hoạt động có xu hướng tăng về doanh nghiệp thành lập
mới so với cùng kỳ năm 2015. Cùng với quá trình tăng trưởng nóng của thị trường
bất động sản, số lượng doanh nghiệp trong ngành này vụt tăng mạnh với 596 doanh
nghiệp, lên 146% so với cùng kỳ.
Không
chỉ vậy, các doanh nghiệp bất động sản mới thành lập này có quy mô vốn khá lớn
với tổng vốn đăng ký lên tới 45.584 tỷ đồng, tăng gần 407% so với cùng kỳ.
Thị
trường địa ốc liên tục đón những thông tin tích cực, số lượng giao dịch tốt
trên thị trường bất động sản là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng và vốn của
doanh nghiệp bất động sản tăng đột biến.
Theo
thống kê của Bộ Xây dựng, thị trường Hà Nội tháng 3/2016 có 1.200 giao dịch
thành công, còn tại TP HCM có 1.150 giao dịch thành công ở các dự án đảm bảo
tiến độ, chủ đầu tư có uy tín. Bên cạnh đó, theo Luật Kinh doanh Bất động sản,
từ ngày 1/7/2015 các doanh nghiệp bất động sản phải có vốn pháp định trên 20 tỷ
đồng, khiến nguồn vốn đăng ký của doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh.
Bộ
Xây dựng cho biết, trong năm 2016 sẽ hướng tới đầu tư nhiều vào phân khúc nhà
xã hội, nhà thương mại quy mô nhỏ, giá bán trung bình đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Hầu
hết các tổ chức tài chính trong nước đều có cái nhìn lạc quan về thị trường bất
động sản năm nay khi bắt đầu làn sóng hội nhập. Tính chung trong 3 tháng đầu
năm, bất động sản là ngành xếp thứ hai trong lĩnh vực quan tâm của các nhà đầu
tư FDI với vốn đăng ký khoảng 240 triệu USD.
Các
ngành khác như khoa học, y tế, thiết kế, quảng cáo, giáo dục, dịch vụ khác...
đều có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng từ 35 đến 113%.
Về
vốn, các doanh nghiệp thông tin và truyền thông đăng ký 4.541 tỷ đồng, tăng
253%; doanh nghiệp nông lâm thuỷ sản tăng 136%; tài chính - ngân hàng và bảo
hiểm tăng 168%. Sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 151%. Một số ngành có
quy mô vốn giảm so với năm trước là nghệ thuật, vui chơi, giải trí; dịch vụ
việc làm; du lịch; xây dựng; cho thuê máy móc, thiết bị.
Ngành
sử dụng nhiều lao động nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 169.612 lao
động, sau đó là đến bán buôn, bán lẻ, ngành hàng ô tô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét