25/4/17

Lễ động thổ thi công tuyến đường Song Hành cao tốc Long Thành - Dầu Giây

Vừa qua UBND TP HCM đã chấp thuận cho công ty CP Bất Động Sản Tiến Phước tổ chức lễ khởi công dự án đường song hành đường cao tốc TP HCM - Long Thành – Dầu Giây đoạn từ đầu ngã tư Mai Chí Thọ - Lương Đình Của (Quận 2) qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc 90ha đến đường Vành đai 2 – Võ Chí Công (quận 9) vào ngày 29/4 sắp tới.

Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước và Liên danh Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc được lựa chọn là nhà đầu tư chính thực hiện dự án này. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2016 đến năm 2018. Tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng theo hình thức BT.

Quy mô đầu tư xây dựng mới 3.387,56 m đường giao thông đô thị trong đó: đoạn 1 dài 2.769,96 m, đoạn 2 dài 617,6 m. Dự án cũng xây dựng mới 3 cầu trên tuyến là Bà Dạt, Mương Kênh và Bà Hiện, tổng chiều dài 3 cầu khoảng 566,94 m.

Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận Quận 2, Quận 9 TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuyến cao tốc giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu, Đồng Nai rất nhiều so với trước đây. Song chỉ có ô tô được lưu thông nên việc đi lại của cư dân sống dọc 2 bên tuyến đường này chủ yếu là cư dân quận 9 và quận 2 TP HCM gặp ất nhiều khó khăn.

Việc xây dựng đường song hành tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản khu vực hai bên đường cao tốc phát triển, đặc biệt là hai khu đô thị lớn của khu vực đó là: Bắc Rạch Chiếc quy mô 78ha và Nam Rạch Chiếc quy mô hơn 90ha cũng do Công ty Tiến Phước và Liên danh Công ty  Nam Rạch Chiếc làm chủ đầu tư.

Được biết Công ty CP BĐS Tiến Phước hiện cũng đang là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn trên thị trường BĐS Tp. Hồ Chí Minh ví dự như: dự án Senturia Vườn Lài An Phú Đông Quận 12, dự án Empire City Quận 2, dự án Palm City Quận 2, dự án Long Trường Quận 9…



Bên cạnh đó trong ngày 26/4, TP HCM cũng sẽ chính thức khởi công xây dựng Bến xe miền Đông mới. Đây sẽ là một trong những bến xe hiện đại nhất thành phố với đầy đủ các tiện ích phục vụ hành khách và đặc biệt được kết nối đồng bộ với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhiều tuyến xe buýt khác để đưa đón khách vào nội đô thành phố một cách thuận tiện.

Theo Tổng công ty Cơ khí Giao thông Sài Gòn (Samco) - chủ đầu tư dự án, Bến xe miền Đông mới có diện tích hơn 16ha; trong đó, phần diện tích thuộc quận 9 (TPHCM) là 12,3ha và 3,7ha còn lại thuộc địa bàn thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

Bến xe mới được thiết kế có quảng trường - nơi các loại xe tiếp cận với nhà ga để đón, trả khách; nhà ga trung tâm hiện đại với 4 tầng trên mặt đất và 2 tầng hầm; khối khách sạn cao 26 tầng và khu trung tâm thương mại phục vụ nhu cầu đi lại và nghỉ ngơi, mua sắm của hành khách.

Theo thiết kế, Bến xe miền Đông mới sẽ phục vụ cho khoảng 7 triệu lượt hành khách/năm với 21.000 - 52.000 lượt hành khách/ngày. Mỗi ngày có khả năng từ 1.200 - 1.800 lượt xe xuất bến và tổng kinh phí đầu tư công trình là 773 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, Samco sẽ cơ bản hoàn thành khu vực nhà ga trung tâm vào cuối năm 2017 và chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm 2018.

Việc di dời Bến xe miền Đông hiện hữu (tại quận Bình Thạnh) ra Bến xe miền Đông mới được tiến hành theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 vào quý 1-2018, di dời trước các xe chạy tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai và tuyến liên vận quốc tế… ra Bến xe miền Đông mới.


Giai đoạn 2 dự kiến vào tháng 12-2018, sẽ di dời xe chạy các tuyến còn lại. Bến xe miền Đông cũ sau đó sẽ được bố trí làm bến cho xe buýt và các loại hình vận tải hành khách công cộng khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét